Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016

Những thông số chung của hệ thống điều hòa chiller bạn cần phải biết

Những thông số chung của hệ thống điều hòa chiller bạn cần phải biết

Công ty cơ điện lạnh IMS là đơn vị chuyên thiết kế thi công lắp đặt sửa chữa hệ thống điều hòa trung tâm chiller. Trong quá trình vận hành hệ thống chiller có những thông số chung của hệ thống bạn cần phải biết qua bài viết dưới đây

Thông số chung của hệ thống điều hòa chiller

-  Đèn nguồn điện điều khiển (WL-Power lamp – Đèn trắng): Khi đóng cầu giao tổng CB 3 pha và đóng cầu giao điện điều khiển CB 2 pha (điện điều khiển 220V được lấy từ 1 dây nóng và dây trung tính): Đèn sáng báo hiệu đã có điện sẵn sàng cho vận hành.
Những thông số chung của hệ thống điều hòa chiller bạn cần phải biết
Ảnh minh họa: Thi công lắp đặt hệ thống chiller
-  Nút nhấn chạy máy nén (Compressor start – Màu xanh: Muốn chạy máy nén thì nhần nút.
-  Nút dừng máy nén: (Compressor - Màu đỏ): Khi muốn dừng máy nén ta nhấn nút để dừng máy.
-  Đèn báo lỗi pha (Phase trip error – Đèn vàng):  Nếu khi sự cố điện không đủ 3 pha (thiếu mất 1 hoặc 2 pha) hoặc đấu sai dây để tránh khi khởi động máy nén quá tải hoặc quay ngược, bộ điều khiển cần có bộ bảo vệ nghịch pha, khi có sự cố này đèn báo hiệu sáng lên, máy nén không thể khởi động được.
-  Đèn báo mô tơ máy nén quá tải: (Over Load) – Đèn vàng: Khi vì một số cố nào đó mà máy nén chạy quá tải thì dòng điện vận hành tăng lên, thanh lưỡng kim của bộ bảo vệ quá tải nóng lên tác động mở tiếp điểm, ngắt điện nguồn cấp cho công tắc tơ của máy nén và đèn báo sự cố quá tải sáng. Khi sử lý xong cácc sự cố cần reset lại bằng tay.
-  Đèn báo cao áp quá cao (High pressure – HP trip) đèn vàng: Khi do vấn đề gải nhiệt không tốt, hoặc lượng gas nạp vào hệ thống dư, hoặc do tắc nghẽn phin lọc,  van… mà áp suất phía cao áp tăng lên quá cao so với giới hạn cài đặt cho phép thì rơ le bảo vệ áp suất cao tác động, và ngắt tiếp điểm trên mạch điều khiển máy nén à máy nén dừng đồng thời đèn sự cố áp suất cao sáng. Khi xử lý xong sự cố cần reset rơ le áp suất cao bằng tay.
Có 2 loại rơ le áp suất cao: loại cố định, khôngđiều chỉnh được áp suất bảo vệ (dùng cho máy dưới 40RT); và loại có thể điều chỉnh được dùng cho máy từ 40 RT trở lên (chú ý một số máy 40-60RT vẫn dùng loại cố định)
Áp suất cài đặt cho rơ le cao áp: Đối với máy nước là 18 kg/cm2. Đối với máy gió là 28 kg/cm2.
-  Đèn báo thấp áp qua thấp (High pressure – HP trip) đèn vàng: Khi do vấn tăc phin lọc, van tiết lưu hoạt động không đúng, hoặc tải tương ứng quá nhỏ… mà áp suất phía thấp áp thấp hơn giá trị giới hạn cài đặt cho phép thì rơ le bảo vệ áp suất thấp tác động (Để an toàn cho hệ thống tranh trường hợp áp suất hệ thống chân không quá sâu, không khí môi trường, ẩm lọt vào…), và ngắt tiếp điểm trên mạch điều khiển máy nén à máy nén dừng đồng thời đèn sự cố áp suất cao sáng. Khi sử lý xong sự cố cần reset rơ le áp suất thấp bằng tay.
Áp suất cài đặt cho rơ le thấp áp: là từ 1.7 – 2 kg/cm2.
-  Đèn báo nhiệt độ đạt: Màu xanh (Temperature): Khi nhiệt nước lạnh ra đạt yêu cầu, do cài đặt của bộ điều chỉnh nhiệt độ nước lạnh và đầu dò tín hiệu phản hồi tín hiệu về báo nhiệt độ đạt và đèn sáng. Sau khoảng 3 phút nếu nhiệt độ vẫn đạt ở mức cài đặt thì máy nén dừng.
-  Đèn báo công tắc chống đông hoạt động (temp. lower) – Đèn vàng: khi nhiệt độ trong dàn xuông quá mức cho phép (Công tắc chống đông cài đặt 30C) khi nhệt độ xuống thấp hơn 3 độ C thì công tắc chống đông hoạt động, ngắt tiếp điếm, ngưng cấp điện cho mạch khởi động máy nénà máy nén dừng và cấp điện cho đèn sự cố sáng lên. Cần khắc  phục sự cố và reset lại công tắc chống đông).
-  Công tắc chọn: Có 3 chế độ Local (khu vực), stop và remote (Để đầu chờ cho tín hiệu điều khiển từ xa, thường dùng bằng dây, có thể điều khiển bằng sóng).
Đối với dòng máy gió hoặc dòng máy nước công suất nhỏ (xoắn ốc) thì chỉ có công tắc chọn mà không có 2 nút nhần mở máy và tắt máy. Muốn mở máy vặn sang Local, muốn dừng máy vặn sang Stop.
Đối với dòng máy gió không có đèn báo hiệu riêng cho từng sự cố mà tất cả các tín hiệu chỉ trả về 1 đèn tín hiệu (Abnormal lamp – Đèn sự cố bất thường).
Trên đây là những thông số chung của hệ thống chiller trong quá trình vận hành và sử dụng bạn cần biết. Nếu trong quá trình sử dụng nếu khách hàng cần tư vấn về dịch vụ bảo dưỡng bảo trì hay sửa chữa hệ thống chiller hãy liên hệ với công ty cơ điện IMS chúng tôi mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất!

*** Bài viết liên quan:

Quy trình bảo dưỡng tháp giải nhiệt, bơm, hệ thống quạt điều hòa trung tâm chiller
- Định nghĩa chiller là gì? Hệ thống máy lạnh chiller là gì

Tags: sửa chữa điều hòa trung tâmsửa chữa chiller, bảo dưỡng máy lạnh chillerthiết kế chillerhe thong dieu hoa trung tam chiller, hệ thống làm lạnh chillerquy trình bảo dưỡng chillerthông số chung hệ thống chillerthông số cơ bản của hệ thống chillerthong so chung he thong chiller,thong so co ban cua he thong chiller

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét