Chủ Nhật, 30 tháng 4, 2017

Nguyên tắc cần tuân thủ trong việc bảo quản kho lạnh thực phẩm

Nguyên tắc cần tuân thủ trong việc bảo quản kho lạnh thực phẩm

Để đảm bảo chất lượng cũng như độ tươi ngon của thực phẩm khi bảo quản. Đòi hỏi trong quá trình bảo quản thực phẩm phải đảm bảo nguyên tắc nhất định. Dưới đây là những nguyên tắc trong quản kho lạnh thực phẩm

Những nguyên tắc trong việc bảo quản kho lạnh thực phẩm

1. Nguyên tắc thông gió

Yếu tố quan trọng trong kho bảo quản là nhiệt độ kho. Nhiệt độ này phải đúng mức quy định và không khí lạnh phải tiếp xúc trực tiếp từng sản phẩm, từng kiện hàng trong kho để đảm bảo tác dụng bảo quản tốt nhất. Do đó nguyên tắc thông gió là tạo điều kiện để không khí lạnh từ dàn lạnh đến tất cả các hàng hóa trong kho một cách điều hòa liên tục.
Những nguyên tắc trong việc bảo quản kho lạnh thực phẩm

2. Nguyên tắc hàng vào trước ra trước

Mỗi sản phẩm vào kho đều có tuổi thọ của nó nghĩa là khoảng thời gian tối đa mà sản phẩm được phép lưu kho, nếu quá thời gian ấy sản phẩm bắt đầu chuyển qua trạng thái biến đổi cho đến hư hỏng. Do đó các kiện hàng nhập trước phải được ưu tiên xuất trước tránh trường hợp tồn tại đọng hàng cũ, quá tuổi thọ.

3. Nguyên tắc gom hàng

Trong quá trình bảo quản đông lạnh luôn có sự bốc hơi nước ít nhiều từ bề mặt sản phẩm, dần dần theo thời gian làm hao tổn trọng lượng sản phẩm. Có thể giảm hiện tượng bốc hơi này bằng cách giảm diện tích kiện hàng. Do trống, ít hàng, hàng hóa để rải rác, ngổn ngang diện tích bề mặt lớn. Nguyên tắc gom hàng là làm cho diện tích bề mặt sản phẩm giảm, khả năng bốc hơi chậm lại và tạo thành khối ổn định, vững chắc. Kho lạnh phải đảm bảo thường xuyên đầy hàng vừa phải, không nên bảo quản quá ít hàng vì sẽ tăng sự hao tổn trọng lượng và tăng chi phí vận hành.

4. Nguyên tắc an toàn

Trong kho những kiện hàng được sắp xếp chồng lên để chiếm chiều cao của kho, do đó rất nguy hiểm nếu xếp các kiện hàng không an toàn dễ bị ngã đổ. Có những kiểu xếp hàng khác nhau tùy thuộc vị trí trong kho để xây thành những khối kiện hàng vững chắc.
*Kỹ thuật xếp kho

1. Sử dụng Palet

Sử dụng Palet trong kho bảo quản sản phẩm vì sẽ dễ dàng phân lô để xuất. Các kiện hàng có cấu kiện đều đặn rất cần thiết xếp trên Palet. Có các Palet giúp cho việc thông gió giữa sản phẩm với nền dễ dàng. Hiện nay có các kích cỡ Palet như sau: 800 x 1200mm, 1000 x 2000mm,…

2. Thông gió

Không nên xếp sản phẩm sát tường hoặc trực tiếp trên sàn kho. Bởi vì như thế nhiệt vào kho đi qua lớp cách nhiệt sẽ đi qua lớp sản phẩm trước rồi mới được chuyển tới dàn lạnh. Để ngăn chặn sự truyền nhiệt này ta cần chừa những khoảng cách giữa sản phẩm với sàn, tường, trần và dàn lạnh một khoảng cách để cho không khí lưu thông dễ dàng.
– Cách sàn: 100 ÷ 150mm.
– Cách tường: 200 ÷ 800mm.
– Cách trần: 200mm.
– Cách dàn lạnh: 300mm.

3. Chừa lối đi

Trong kho ta cần chừa lối đi cho người và phương tiện bốc dỡ. Bề rộng của lối đi phụ thuộc vào máy móc, thiết bị chuyên chở và chất xếp sản phẩm trong kho. Kho đang thiết kế có chiều rộng 12m gồm 2 lối đi hai bên dọc theo chiều dài của kho, mỗi lối đi rộng 1m.

4. Xây tụ

Là kỹ thuật sắp xếp các kiện hàng thứ tự vào nhau thành một khối ổn định, vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho bốc dỡ, phân lô, đảm bảo an toàn và tính được dung lượng kho lạnh. Kho lạnh càng cao thì số lớp thùng chất lên tụ ngày càng cao nhưng phải lớn để tránh nguy hiểm do đổ ngã.
Trên đây là những nguyên tắc trong việc bảo quản kho lạnh thực phẩm đảm bảo việc quản quản thực phẩm tốt hơn. Công ty TNHH Kỹ thuật IMS là đơn vị chuyên thi công lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa kho lạnh công nghiệp. Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, cung cấp kho lạnh, thiết kế kho lạnh, lắp đặt kho lạnh của khách hàng hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam để được tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM
Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 38 39 89 78 - Hotline: 0978 161 116
Email: imsvietnam2010@gmail.com
Website: imsvietnam.ac.vn
*** Bài viết liên quan:
Những nguyên tắc vàng trong việc thiết kế, lắp đặt kho lạnh
Hướng dẫn cách lắp đặt kho lạnh giá rẻ
Chuyên lắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻ tại Hà Nội

Tags: nguyên tắc bảo quản thực phẩmnguyen tac bao quan thuc pham, bảo quản kho lạnh thực phẩmlắp đặt kho lạnh, lắp đặt kho lạnh công nghiệplắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻlap dat kho lanh, lap dat kho lanh cong nghiep gia relắp đặt kho đông lạnh

Thứ Bảy, 29 tháng 4, 2017

Những nguyên tắc vàng trong việc thiết kế, lắp đặt kho lạnh hiện nay

Những nguyên tắc vàng trong việc thiết kế, lắp đặt kho lạnh hiện nay

Kho lạnh bảo quản là kho được sử dụng để bảo quản các loại thực phẩm, nông sản, rau quả, các sản phẩm của công nghiệp hoá chất, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp nhẹ,… Hiện nay kho bảo quản lạnh được sử dụng rất rộng rãi trong công nghiệp chế biến thực phẩm và chiếm một tỷ lệ lớn nhất. Những nguyên tắc vàng trong việc thiết kế, lắp đặt kho lạnh hiện nay

Kho lạnh được sử dụng nhiều trong nghành công nghiệp vì vậy đòi hỏi việc thiết kế và lắp đặt kho lạnh phải tuân theo những nguyên tắc nhất định. Công ty TNHH kỹ thuật IMS Việt Nam là đơn vị chuyên thi công, thiết kế lắp đặt kho lạnh dưới đây là những nguyên tắc vàng trong việc thiết kế, lắp đặt kho lạnh hiện nay
Những nguyên tắc vàng trong việc thiết kế, lắp đặt kho lạnh hiện nay
Để có thể vận hành kho lạnh vào sử dụng một cách trơn tru thì kho lạnh phải được thiết kế, lên kế hoạch lắp đặt cẩn thận, kỹ lưỡng, vận hành thử trước khi đưa vào sử dụng.

Những yêu cầu khi thiết kế kho lạnh và lợi ích do kho lạnh mang lại:

- Nhiệt độ thích hợp với từng sản phẩm, tiết kiệm điện, tiết kiệm chi phí lắp đặt và sử .
- Dể xếp hang, dể tháo lắp, vệ sinh. Lưu trữ được hàng hoá với số lượng lớn, bảo quản được trong thời gian lâu dài.
- Kho lạnh được xây dựng ở nơi có đủ nguồn nước sạch đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế, cao ráo, không bị ngập hoặc đọng nước, thuận tiện về giao thong ra vào kho, có tường bao xung quanh kho cách ly với các nguồn gây ô nhiễm, nguồn cung cấp điện ổn định đảm bảo cho sản xuất.

Thi công lắp đặt kho lạnh:  Mặt bằng và kết cấu

- Mặt bằng cao ráo, đủ rộng cả trong lẫn ngoài, thuận tiện giao thông để việc tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm không bị tắc.
- Thi công nền kho lạnh: phòng đệm cao  0,8-1,4 m so với mặt bằng quanh kho, chiều rộng tối thiểu của phòng đệm là 5 m.
- Có tường bao ngăn cách giữa cơ sở với bên ngoài.
- Thiet ke kho lanh phải có kết cấu vững chắc, được cách nhiệt tốt, có mái che không dột.
- Trần và tường của kho lạnh, phòng đệm và phòng thay bao bì, đóng gói lạị (nếu có) được làm bằng vật liệu bền, không gỉ, không bị ăn mòn, không ngấm nước, không độc, được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng, cách nhiệt tốt; có bề mặt nhẵn, màu sáng.
- Nền của kho lạnh, phòng thay bao bì, phòng đệm, đóng gói lại (nếu có) phải đảm bảo phẳng, chịu tải trọng tốt, không trơn trượt.
- Vật liệu làm cửa của kho lạnh, phòng đệm phải làm bằng vật liệu bền, có bề mặt nhẵn, được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng; không độc, không gỉ, không ngấm nước, cách nhiệt tốt, khi đóng cửa phải đảm bảo kín; các tấm màng che tại cửa kho lạnh được làm bằng vật liệu phù hợp.
- Thiết kế kho lạnh phải có độ dốc, không được trũng ở giữa sao cho khi xả băng, nước từ giàn lạnh, trên trần kho, nền kho được chảy hết ra ngoài.
- Phòng đệm, khu vực bốc dỡ hàng phải được thiết kế, cấu tạo đảm bảo hạn chế tới mức thấp nhất khí nóng và hơi nước vào kho lạnh, hạn chế dao động nhiệt độ khi bốc dỡ hàng.
- Phòng thay bảo hộ lao động, nhà vệ sinh được thiết kế, bố trí phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn.
Trên đây là những nguyên tắc trong việc thiết kế, lắp đặt kho lạnh. Công ty TNHH Kỹ thuật IMS là đơn vị chuyên thi công lắp đặt, bảo dưỡng sửa chữa kho lạnh công nghiệp. Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, cung cấp kho lạnh, thiết kế kho lạnh, lắp đặt kho lạnh của khách hàng hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam để được tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM
Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 38 39 89 78 - Hotline: 0978 161 116
Email: imsvietnam2010@gmail.com
Website: imsvietnam.ac.vn
*** Bài viết liên quan:
Phân biệt các loại kho lạnh trong công nghiệp hiện nay
Hướng dẫn cách lắp đặt kho lạnh giá rẻ
Chuyên lắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻ tại Hà Nội

Tags: nguyên tắc lắp đặt kho lạnh, nguyen tac lap dat kho lanhlắp đặt kho lạnh, lắp đặt kho lạnh công nghiệplắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻlap dat kho lanh, lap dat kho lanh cong nghiep gia relắp đặt kho đông lạnh

Thứ Sáu, 28 tháng 4, 2017

Phân biệt Chiller giải nhiệt bằng gió và tháp giải nhiệt nước

Phân biệt Chiller giải nhiệt bằng gió và tháp giải nhiệt nước

Hệ thống chiller giải nhiệt cũng hoạt động trên nguyên lý từ lỏng sang khí và bay hơi. Vậy sự khác biệt của hai hệ thống làm mát này như thế nào. Mời bạn tham khPhân biệt khảo bài viết dưới đây.

Hệ thống sử dụng chiller lắp đặt toàn bộ vòng giải nhiệt trong một thiết bị chuyên biệt gọi là chiller (thay vì nằm trong CRAC như các hệ thống khác). Chức năng của chiller là tạo ra nước lạnh khoảng 8oC, dòng nước lạnh này sẽ được máy bơm, bơm theo các đường ống đi đến CRAH (Computer Room Air Handler) đặt bên trong phòng máy.
Phân biệt Chiller giải nhiệt bằng gió và tháp giải nhiệt nước
Loại chiller giải nhiệt bằng gió: Cách này không sử dụng tháp giải nhiệt mà trao đổi nhiệt trực tiếp từ gas nóng áp suất cao với không khí. Loại này có hiệu suất lạnh kém hơn rất nhiều so với loại chiller giải nhiệt nước (hiệu suất gấp gần 1,5 lần so với chiller gió).
Nếu với một công suất điện chiller gió sản sinh ra 3 kw lạnh thì chiller nước sản sinh ra 4,5 kw lạnh. Và do một số điều kiện đặc biệt người ta vẫn dùng hệ chiller gió giải nhiệt.
Hệ thống giải nhiệt bằng nước (Water cooled system): Hệ thống giải nhiệt sử dụng nước có cấu trúc tương tự như hệ thống sử dụng glycol, nghĩa là các thành phần của bộ làm mát đều được đặt bên trong CRAC. Tuy nhiên, có hai điểm khác biệt quan trọng sau:
- Sử dụng nước để làm chất dẫn lưu nhiệt, thay vì dùng glycol
- Nhiệt được thải ra ngoài khí quyển thông qua tháp giải nhiệt nước (cooling tower) thay vì bộ làm mát chất lỏng (fluid cooler) của hệ thống dùng glycol.
Trong Hệ thống nước ấm từ hệ thống trao đổi nhiệt sẽ được đưa đến cooling tower, ở đây nước được giải nhiệt bằng cách cho rơi tự nhiên trên các vách hở của tháp. Quạt được sử dụng để tăng cường tốc độ trao đổi nhiệt cho nước.
Khi nước rơi xuống đáy của tháp sẽ đạt được một nhiệt độ mát cần thiết và được hệ thống bơm, bơm ngược lại bộ trao đổi nhiệt bên trong CRAC để tạo thành vòng tuần hoàn dẫn nhiệt từ bên trong phòng ra bên ngoài khu vực cần làm mát.
Hệ thống cooling tower và các thiết bị phụ trợ để tạo vòng trao đổi nhiệt trong hệ thống này thường thì không chỉ dành riêng cho nó mà có thể dùng cho hệ thống lạnh comfort hoặc hệ thống sử dụng chiller.
Ưu điểm:
- Tất cả các thành phần đều được đóng gói trong 1 khối và kiểm tra từ nhà máy nên bảo đảm độ khả dụng cao.
- Ống dẫn nước có thể đi được khoảng cách xa hơn so với ống gas trong hệ thống air-cooled và một hệ thống giải nhiệt gồm cooling tower và các ổng dẫn có thể sử dụng chung cho nhiều CRAC.
- Do có thể sử dụng chung cooling tower, nên nếu có thể chia sẻ với tháp giải nhiệt có sẵn của tòa nhà thì sẽ giảm chi phí đầu tư.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu khá cao cho tháp giải nhiệt, các máy bơm và hệ thống ống dẫn.
- Chi phí vận hành và bảo trì cũng khá cao do phải thường xuyên làm vệ sinh và hóa chất xử lý nước.
- Tạo ra nguy cơ xuất hiện chất lỏng trong môi trường IT.
- Nếu sử dụng chung tháp giải nhiệt của hệ thống khác, có thể làm giảm độ tin cậy của hệ thống giải nhiệt dành riêng cho data center.
Ứng dụng:
- Sử dụng chung với các hệ thống khác để giải nhiệt cho các data center từ trung bình đến lớn với yêu cầu độ khả dụng từ trung bình đến cao.
Trên đây là sự khác biệt giữa chiller giải nhiệt gió và tháp giải nhiệt. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam. Chúng tôi rất mong muốn được phục vụ khách hàng về dịch vụ tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt, hệ thống làm mát. Mọi nhu cầu cung cấp, lắp đặt, thiết kế, tư vấn, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM
Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 38 39 89 78 - Hotline: 0978 161 116
Email: imsvietnam2010@gmail.com
Website: imsvietnam.ac.vn
*** Bài viết liên quan:
Lượng nước trong tháp giải nhiệt có vai trò quan trọng
Tháp giải nhiệt là gì, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt
Cung cấp thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là gì, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt
Cung cấp thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt

Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

Hướng dẫn lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp sử dụng hiệu quả

Hướng dẫn lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp sử dụng hiệu quả

Để đảm bảo hiệu quả sử dụng cũng như hiệu suất làm việc của tháp giải nhiệt thì điều quan trọng đầu tiên các bạn phải đảm bảo lựa chọn tháp giải nhiệt với công suất phù hợp với hiệu quả sử dụng. Vậy lựa chọn công suất của thấp giải nhiệt như thế nào là phù hợp mời bạn tham khảo bài viết dưới đây

Công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam là đơn vị chuyên cung cấp thi công lắp đặt, bảo dưỡng tháp giải nhiệt tại khu vực Hà Nội và các tỉnh lân cận. Bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ công thức lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp.
Mỗi một nhà máy sử dụng một tháp giải nhiệt với các thông số kỹ thuật khác nhau vì thế trong quá trình sử dụng hay mua mới tháp giải nhiệt cần phải lưu ý tính toán chọn tháp giải nhiệt với các thông số kỹ thuật chính xác để đáp ứng được nhu cầu giải nhiệt của máy. Dưới đây là công thức tính toán lựa chọn tháp giải nhiệt đáp ứng với nhu cầu sử dụng.
Năng suất nhiệt của máy là: Qk= 744 kW
Lưu lượng nước tuần hoàn làm mát là:
tính chọn tháp giải nhiệt
Năng suất làm mát cần thiết:
Q=Q0  /k
k - hệ số hiệu chỉnh
Tra trên đồ thị ta được: k = 0,6
-> Q= 2485/0,6 = 4142 Kw
Tháp với các thông số như sau:
  • Năng suất lạnh 1250 (tôn lạnh) =1250.3024 (kcal/h) = 4389 (kw )
  • Lưu lượng nước 270,8 (l/s)=16250 (l/ph)
  • Chiều cao tháp H=5870 mm
  • Đường kính ngoài của tháp D=8430 mm
Quạt gió:
+Lưu lượng gió: 6200 m3/ph
+Đường kính: 4270 mm
+Mô tơ quạt: 40 HP
Cột áp bơm: 6,5 bar.
* Tính chọn bơm nước tháp giải nhiệt (cooling tower):
Bơm nước là một trong những linh kiện tháp giải nhiệt cần có.
Bơm nước sử dụng trong điều hoà không khí thường là bơm li tâm. Trong bài toán này ta tính chọn bơm nước là bơm li tâm với các thông số cho là:
  • Nhiêt độ nước vào tw1= 30oC
  • Nhiệt độ nước ra là tw2= 35 oC
  • Năng suất bơm là: Vb= 34 l/s= 35,5*10-3*3600= 127,8 m3/h
Trên đây là công thức, cách lựa chọn công suất hoạt động của tháp giải nhiệt phù hợp với hiệu quả sử dụng của từng đơn vị. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam. Chúng tôi rất mong muốn được phục vụ khách hàng về dịch vụ tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt, hệ thống làm mát. Mọi nhu cầu cung cấp, lắp đặt, thiết kế, tư vấn, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM
Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 38 39 89 78 - Hotline: 0978 161 116
Email: imsvietnam2010@gmail.com
Website: imsvietnam.ac.vn
*** Bài viết liên quan:
- Hiệu suất của tháp giải nhiệt bạn cần biết
Tháp giải nhiệt là gì, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt
Cung cấp thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là gì, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt
Cung cấp thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt

Thứ Tư, 26 tháng 4, 2017

Lượng nước trong tháp giải nhiệt có vai trò quan trọng

Lượng nước trong tháp giải nhiệt có vai trò quan trọng

Lượng nước trong tháp giải nhiệt có vai trò quan trọng. Nước dùng trong tháp giải nhiệt có vai trò là phương tiện truyền nhiệt, chúng nhận nhiệt và thải nhiệt ra ngoài không khí bằng cách bay hơi.

Nước sử dụng cho nhiều quá trình trong đó có làm mát như trong thiết bị điều hòa không khí hay các quá trình sản xuất hoặc phát điện. Tháp giải nhiệt cũng là thiết bị sử dụng nước để giảm nhiệt độ của dòng nước bằng cách trích nhiệt từ nước và thải ra khí quyển.
Lượng nước trong tháp giải nhiệt có vai trò quan trọng
Tháp giải nhiệt có thể làm giảm nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí, để loại bỏ nhiệt độ của nước thấp hơn so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí loại bỏ nhiệt như bộ tản nhiệt của ô tô.
Nước sử dụng chủ yếu cho hệ thống tháp giải nhiệt của máy được lấy từ hệ thống khai thác nước ngầm ở nơi đặt tháp vì thế nước này chưa được xử lý về độ cứng và chưa được bổ sung chất chống rong rêu dẫn đến lượng chất rắn hòa tan trong nước giải nhiệt khá cao tạo thành những chất rắn và rong rêu bám vào thành ống và bề mặt trao đổi nhiệt của giàn ngưng, bình ngưng của máy.
Phương pháp giải quyết: Trước khi bổ sung nước vào hệ thống cần xử lý nước để giảm độ cứng, đạt tiêu chuẩn độ cứng cho phép tránh tình trạng sảy ra cáu cặn, rong rêu. Bổ sung một lượng đồng sulfat thích hợp một cách định kỳ để loại trừ rong rêu có hại cho tháp, đồng thời vệ sinh Vệ sinh các giàn ngưng (giàn ngưng bay hơi và giàn ngưng giải nhiệt gió). Vệ sinh bình ngưng, tháp giải nhiệt. Vệ sinh các giàn lạnh.
Trong giai đoạn xả đá tuy động cơ máy nén đã dừng nhưng động cơ bơm nước và động cơ quạt tháp giải nhiệt vẫn hoạt động bình thường. Điều này gây lãng phí điện năng vô ích. Trong khi đó, phương pháp xả đá giàn lạnh là sử dụng các thanh điện trở, tổng cộng 15 thanh với công suất điện mỗi thanh 800 W. Như vậy năng lượng điện tiêu tốn trong giai đoạn xả đá là khá nhiều.
Phương pháp giải quyết:
Thời điểm kết thúc việc xả đá giàn lạnh cố định và do bộ đo thời gian xả đá quyết định. Do đó khó có thể tối ưu thời gian xả đá, nhằm tiết giảm tối đa điện năng tiêu tốn trong thời gian xả đá.
Thay đổi phương pháp xả đá, không sử dụng điện trở mà xả đá bằng nước. ở đây có thể sử dụng nước từ hệ thống nước hoặc dùng nước giải nhiệt tuần hoàn trong bể chứa của tháp giải nhiệt. Trong phương pháp này cần lắp đặt thêm đường ống nước vào/ra xả đá giàn lạnh và 1 bơm nước.
Để tối ưu hóa việc xả đá giàn lạnh, cần lắp đặt thêm các cảm biến nhiệt nhằm xác định chính xác trạng thái giàn lạnh trong giai đoạn xả đá. Từ đó có thể điều chỉnh tối ưu thời gian xả đá.
Trên đây là vai trò của nước trong quá trình hoạt động của tháp giải nhiệt. Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam. Chúng tôi rất mong muốn được phục vụ khách hàng về dịch vụ tư vấn thiết kế thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt, hệ thống làm mát. Mọi nhu cầu cung cấp, lắp đặt, thiết kế, tư vấn, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống tháp giải nhiệt hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM
Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 38 39 89 78 - Hotline: 0978 161 116
Email: imsvietnam2010@gmail.com
Website: imsvietnam.ac.vn
*** Bài viết liên quan:
- Hướng dẫn lựa chọn tháp giải nhiệt phù hợp sử dụng hiệu quả
Tháp giải nhiệt là gì, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt
Cung cấp thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt
Tháp giải nhiệt là gì, chức năng cấu tạo tháp giải nhiệt
Cung cấp thi công lắp đặt hệ thống tháp giải nhiệt

Thứ Ba, 25 tháng 4, 2017

Tiêu chuẩn lắp đặt kho lạnh bạn cần biết

Tiêu chuẩn lắp đặt kho lạnh bạn cần biết

Kho lạnh đã trở thành thiết bị không thể thiếu để bảo quản rau quả, thực phẩm, thủy hải sản, sữa các loại…Là một thiết bị tưởng như đơn giản nhưng khi lắp đặt kho lạnh cần đảm bảo những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định.

Hướng dẫn cách lựa chọn kho lạnh đảm bảo tiêu chuẩn
Phần vỏ kho lạnh
• Vật liệu bề mặt
– Tôn mạ màu (colorbond ) dày 0,5÷0,8mm– Inox dày 0,5÷0,8 mm
• Lớp cách nhiệt polyurethan (PU)
– Tỷ trọng : 40 ÷ 42 kg/m3
– Độ chịu nén : 0,2 ÷ 0,29 MPa
– Tỷ lệ bọt kín : 95%
• Lớp cách nhiệt EPS (PS)
– Tỷ trọng : 16 ÷ 25 kg/m3
• Chiều dài tối đa : 12.000 mm
• Chiều rộng tối đa: 1.200mm
• Chiều rộng tiêu chuẩn: 300, 600, 900 và 1200mm
• Chiều dày tiêu chuẩn: 50, 75, 100, 125, 150, 175 và 200mm

Tiêu chuẩn thiết kể kho lạnh

tiêu chuẩn thiết kế kho lạnh
Phần hệ thống lạnh kho lạnh
Kho lạnh được xây dựng ở nơi cao ráo, không bị ngập hoặc đọng nước, thuận tiện về giao thông, xa các nguồn gây ô nhiễm Có đủ nguồn cung cấp điện ổn định đảm bảo cho sản xuất;
Có đủ nguồn nước sạch đáp ứng yêu cầu vệ sinh theo quy định của Bộ Y tế.
Mặt bằng và kết cấu
Có mặt bằng đủ rộng cả trong lẫn ngoài, được bố trí thuận tiện cho việc tiếp nhận, bốc dỡ, vận chuyển sản phẩm, tránh được khả năng gây nhiễm chéo cho sản phẩm; Nền kho lạnh, phòng đệm cao  0,8-1,4 m so với mặt bằng quanh kho, chiều rộng tối thiểu của phòng đệm là 5 m
Có tường bao ngăn cách giữa cơ sở với bên ngoài
Thiết kế kho lạnh phải có kết cấu vững chắc, có mái che không dột, được cách nhiệt tốt;
Trần và tường của kho lạnh, phòng đệm và phòng thay bao bì, đóng gói lạị (nếu có) được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không bị ăn mòn, không ngấm nước, cách nhiệt tốt; có bề mặt nhẵn, màu sáng; được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng;
Nền của kho lạnh, phòng đệm, phòng thay bao bì, đóng gói lại (nếu có) phải đảm bảo phẳng, chịu tải trọng, không trơn trượt
Cửa của kho lạnh, phòng đệm được làm bằng vật liệu bền, không độc, không gỉ, không ngấm nước, cách nhiệt tốt, có bề mặt nhẵn, được cấu tạo dễ làm vệ sinh, khử trùng; khi đóng cửa phải đảm bảo kín; các tấm màng che tại cửa kho lạnh được làm bằng vật liệu phù hợp
Kho lạnh được thiết kế sao cho khi xả băng, nước từ giàn lạnh, trên trần kho, nền kho được chảy hết ra ngoài
Phòng đệm, khu vực bốc dỡ hàng phải được thiết kế, cấu tạo thuận tiện đảm bảo ngăn chặn, hạn chế khí nóng và hơi nước vào kho lạnh, hạn chế dao động nhiệt độ khi bốc dỡ hàng
Phòng thay bảo hộ lao động, nhà vệ sinh được thiết kế, bố trí phù hợp đảm bảo vệ sinh an toàn
Trên đây là tiêu chuẩn khi lựa chọn, lắp đặt, thi công kho lạnh. Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, cung cấp kho lạnh, thiết kế kho lạnh, lắp đặt kho lạnh của khách hàng hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam để được tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM
Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 38 39 89 78 - Hotline: 0978 161 116
Email: imsvietnam2010@gmail.com
Website: imsvietnam.ac.vn
*** Xem thêm bài viết liên quan
Hướng dẫn cách tính phụ tải nhiệt của kho lạnh
Hướng dẫn cách lắp đặt kho lạnh giá rẻ
Chuyên lắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻ tại Hà Nội

Tags: thiết kế kho lạnh, tiêu chuẩn lắp đặt kho lạnh, tieu chuan kho lanh, tiêu chuẩn khi lắp đặt kho lạnh,  lắp đặt kho lạnh, lắp đặt kho lạnh công nghiệplắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻlap dat kho lanh, lap dat kho lanh cong nghiep gia relắp đặt kho đông lạnh

Thứ Hai, 24 tháng 4, 2017

Hướng dẫn cách tính phụ tải nhiệt của kho lạnh

Hướng dẫn cách tính phụ tải nhiệt của kho lạnh

Tính nhiệt tải thiết kế kho lạnh là tính toán các dòng nhiệt khác nhau đi từ ngoài môi trường vào kho lạnh và các nguồn nhiệt khác nhau trong kho lạnh sinh ra. Đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải có đủ công suất để thải nó ra môi trường, để đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa buồng lạnh và không khí bên ngoài. Mục đích tính nhiệt tải kho lạnh là để xác định năng suất lạnh của máy nén mà ta cần lắp đặt.

Công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam là đơn vị chuyên thi công, lắp đặt kho hệ thống kho lạnh công nghiệp tại Hà Nội và các khu vực lân cận. Hôm nay chúng tôi chia sẻ phương pháp tính phụ tải nhiệt của kho lạnh công nghiệp.
Tính cân bằng nhiệt kho lạnh nhằm mục đích xác định phụ tải cần thiết cho kho để từ đó làm cơ sở chọn máy nén lạnh.
cách tính phụ tải nhiệt của kho lạnh
Ảnh minh họa: Tính phụ tải nhiệt của kho lạnh
1. Đối với kho lạnh các tổn thất nhiệt bao gồm:
- Nhiệt phát ra từ các nguồn nhiệt bên trong như: Nhiệt do các động cơ điện, do đèn điện, do người, sản phẩm tỏa ra, do sản phẩm “hô hấp”.
- Tổn thất nhiệt do truyền nhiệt qua kết cấu bao che, do bức xạ nhiệt, do mở cửa, do bức xạ và do lọt không khí vào phòng.
Tổng tổn thất nhiệt kho lạnh được xác định:
Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5­ (2-4)
Q1­ - Dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che của kho lạnh.
Q2 - Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra trong quá trình xử lý lạnh.
Q3 - Dòng nhiệt do không khí bên ngoài mang vào khi thông gió buồng lạnh.
Q4 - Dòng nhiệt từ các nguồn khác nhau khi vận hành kho lạnh.
Q5 - Dòng nhiệt từ sản phẩm toả ra khi sản phẩm hô hấp (thở) chỉ có ở các kho lạnh bảo quản rau quả.
Tính nhiệt kho lạnh bảo quản
Dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua tường bao che, trần và nền do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong cộng với các dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua tường bao và trần
Q1 = Q11 + Q12 (2-5)
Q11- dòng nhiệt qua tường bao, trần và nền do chênh lệch nhiệt độ;
Q12- dòng nhiệt qua tường bao và trần do bức xạ mặt trời. Thông thường nhiệt bức xạ qua kết cấu bao che bằng 0 do hầu hết các kho lạnh hiện nay là kho panel và được đặt bên trong nhà, trong phân xưởng nên không có nhiệt bức xạ.
Dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che do chênh lệch nhiệt độ
Q11 - được xác định từ biểu thức:
Q11 = k.F.(t1-t2) (2-6)
kt- hệ số truyền nhiệt của kết cấu bao che, W/m2.K
F - diện tích bề mặt của kết cấu bao che, ­m2.
t1- nhiệt độ môi trường bên ngoài, 0C;
t2- nhiệt độ trong buồng lạnh, 0C.
Xác định diện tích bề mặt kết cấu bao che
Diện tích bề mặt kết cấu bao che được xác định theo diện tích bên ngoài của kho. Để xác định diện tích này chúng ta căn cứ vào các kích thước chiều rộng, dài và cao như sau:
* Tính diện tích tường
Ft = Chiều dài x Chiều cao
Xác định chiều dài:
- Kích thước chiều dài tường ngoài:
+ Đối với buồng ở góc kho: lấy chiều dài từ mép tường ngoài đến trục tâm tường ngăn
+ Đối với buồng ở giữa chiều dài được tính là khoảng cách giữa các trục tường ngăn
+ Đối với tường ngoài hoàn toàn: Tính từ mép tường ngoài này đến mép tường ngoài khác
- Kích thước chiều dài tường ngăn:
+ Đối với buồng ngoài lấy từ mặt trong tường ngoài đến tâm tường ngăn 
+ Đối với buồng trong lấy từ tâm tường ngăn tới tâm tường ngăn 
Kích thước chiều cao
+ Đối với kho cấp đông (panel chôn một phần dưới đất ) chiều cao được tính từ mặt nền đến mặt trên của trần.
+ Đối với kho lạnh (panel đặt trên con lươn thông gió ): Chiều cao được tính từ đáy panel nền đến mặt trên panel trần.
* Tính diện tích trần và nền
Diện tích của trần và của nền được xác định từ chiều dài và chiều rộng. Chiều dài và chiều rộng lấy từ tâm của các tường ngăn hoặc từ bề mặt trong của tường ngoài đến tâm của tường ngăn.
Xác định nhiệt độ trong phòng và ngoài trời

- Nhiệt độ không khí bên trong T2 buồng lạnh lấy theo yêu cầu thiết kế, theo yêu cầu công nghệ
- Nhiệt độ bên ngoài t1 là nhiệt độ trung bình cộng của nhiệt độ trung bình cực đại tháng nóng nhất và nhiệt độ cực đại ghi nhận được trong vòng 100 năm gần đây.
Lưu ý:
- Đối với các tường ngăn mở ra hành lang buồng đệm vv... không cần xác định nhiệt độ bên ngoài. Hiệu nhiệt độ giữa hai bên vách lấy định hướng như sau:
+ delta t = 0,7 (t1–t2) Nếu hành lang có cửa thông với bên ngoài
+ delta t = 0,6(t1–t2) Nếu hành lang không có cửa thông với bên ngoài
- Dòng nhiệt qua sàn lửng tính như dòng nhiệt qua vách ngoài.
- Dòng nhiệt qua sàn bố trí trên nền đất có sưởi xác định theo biểu thức:

tn - nhiệt độ trung bình của nền khi có sưởi.
Nếu nền không có sưởi, dòng nhiệt qua sàn có thể xác định theo biểu thức:

kq- hệ số truyền nhiệt quy ước tương ứng với từng vùng nền;

F - Diện tích tương ứng với từng vùng nền, m2 ;
t1- Nhiệt độ không khí bên ngoài, 0C;
t2 - Nhiệt độ không khí bên trong buồng lạnh, 0C;
m - Hệ số tính đến sự gia tăng tương đối trở nhiệt của nền khi có lớp cách nhiệt.
Để tính toán dòng nhiệt vào qua sàn, người ta chia sàn ra các vùng khác nhau có chiều rộng 2m mỗi vùng tính từ bề mặt tường bao vào giữa buồng.
Giá trị của hệ số truyền nhiệt quy ước kq,W/m2K, lấy theo từng vùng là:
- Vùng rộng 2m dọc theo chu vi tường bao:
kI= 0,47 W/m2.K, FI =4(a+b)
- Vùng rộng 2m tiếp theo về phía tâm buồng:
kII = 0,23 W/m2.K, FII =4(a+b)-48
- Vùng rộng 2m tiếp theo:
kIII =0,12 W/m2.K, FIII =4(a+b)-80
- Vùng còn lại ở giữa buồng lạnh:
kIV = 0,07 W/m2.K, FIV =(a-12)(b-12)
Riêng diện tích của vùng một rộng 2m cho góc của tường bao được tính hai lần, vì được coi là có dòng nhiệt đi vào từ hai phía: F =4(a + b) trong đó a, b là hai cạnh của buồng lạnh.
Cần lưu ý:
- Khi diện tích kho nhỏ hơn 50 m2 thì coi toàn bộ là vùng I
- Nếu chỉ chia được 1,2,3 vùng mà không phải là 4 vùng thì tính bắt đầu từ vùng 1 trở đi. Ví dụ nếu chỉ chia được 2 vùng thì vùng ngoài là vùng I, vùng trong là vùng II.
Hệ số m đặc trưng cho sự tăng trở nhiệt của nền khi có lớp cách nhiệt:

xíchmai - Chiều dày của từng lớp của kết cấu nền, m;
alphai - Hệ số dẫn nhiệt của vật liệu, W/m.K;

Nếu nền không có cách nhiệt thì m = 1.

Dòng nhiệt truyền qua kết cấu bao che do bức xạ
Hầu hết các kho lạnh, kho cấp đông hiện nay đều được lắp đặt trong nhà kiên cố vì thế thực tế không có nhiệt bức xạ. Trong trường hợp đặc biệt có thể tính nhiệt bức xạ mặt trời trực tiếp như sau:
Q12 = kt.F.delta t12 (2-10)
kt - hệ số truyền nhiệt thực của vách ngoài, W/m2.K
F - diện tích nhận bức xạ trực tiếp của mặt trời, m2;
delta t12- hiệu nhiệt độ dư, đặc trưng ảnh hưởng của bức xạ mặt trời vào mùa hè, 0C.
Dòng nhiệt do bức xạ mặt trời phụ thuộc vào vị trí của kho lạnh nằm ở vĩ độ địa lý nào, hướng của các tường ngoài cũng như diện tích của nó.
Hiện nay chưa có những nghiên cứu về dòng nhiệt do bức xạ mặt trời đối với các buồng lạnh ở Việt Nam, vĩ độ địa lý từ 10 đến 150 vĩ Bắc. Trong tính toán có thể lấy một số giá trị định hướng sau đây:
- Đối với trần: màu xám (bêtông ximăng hoặc lớp phủ) lấy delta t12= 190C;
- Đối với các tường: hiệu nhiệt độ lấy định hướng theo bảng.
Tổn thất nhiệt bức xạ phụ thuộc thời gian trong ngày, do cường độ bức xạ thay đổi và diện tích chịu bức xạ cũng thay đổi theo. Tuy nhiên tại một thời điểm nhất định thường chỉ có mái và một hướng nào đó chịu bức xạ. Vì vậy để tính tổn thất nhiệt bức xạ khi chọn máy nén người ta chỉ tính dòng nhiệt do bức xạ mặt trời qua mái và qua một bức tường nào đó có tổn thất bức xạ lớn nhất (thí dụ có hiệu nhiệt độ dư hoặc có diện tích lớn nhất), bỏ qua các bề mặt tường còn lại. Thông thường hướng đông và tây sẽ có tổn thất lớn nhất.

Một vấn đề cần lưu ý nữa là trong hệ thống có nhiều buồng lạnh cần tính tổn thất bức xạ riêng cho từng buồng để làm cơ sở chọn thiết bị, mỗi buồng lấy tổn thất bức xạ lớn nhất của buồng đó trong ngày.
Mỗi buồng được xác định dòng tổng thể và sau đó đưa vào bảng tổng hợp. Số liệu này là một bộ phận của Q1, dùng để xác định nhiệt tải của thiết bị và máy nén.
Trong kho lạnh có nhiều buồng có nhiệt độ khác nhau bố trí cạnh nhau. Khi tính nhiệt cho buồng có nhiệt độ cao bố trí ngay cạnh buồng có nhiệt độ thấp hơn thì dòng nhiệt tổn thất là âm vì nhiệt truyền từ buồng đó sang buồng có nhiệt độ thấp hơn. Trong trường hợp này ta lấy tổn thất nhiệt của vách bằng 0 để tính phụ tải nhiệt của thiết bị và lấy đúng giá trị âm để tính phụ tải cho máy nén. Như vậy dàn bay hơi vẫn đủ diện tích để làm lạnh buồng trong khi buồng bên lạnh hơn ngừng hoạt động.

Dòng nhiệt do sản phẩm và bao bì toả ra
Q2 = Q21 + Q22 (2-11)
Q21 – Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra, W
Q22 – Dòng nhiệt do bao bì toả ra, W
Dòng nhiệt do sản phẩm toả ra buồng bảo quản

i1, i2 - entanpi SP ở nhiệt độ vào và ở nhiệt độ bảo quản, J/kg
Cần lưu ý rằng đối với kho bảo quản đông, các sản phẩm khi đưa vào kho bảo quản đã được cấp đông đến nhiệt độ bảo quản. Tuy nhiên trong quá trình xử lý đóng gói và vận chuyển nhiệt độ sản phẩm tăng lên ít nhiều, nên đối với sản phẩm bảo quản đông lấy nhiệt độ vào là -12oC.
M - công suất buồng gia lạnh hoặc khối lượng hàng nhập kho bảo quản trong một ngày đêm, tấn/ngày đêm.
1000/(24.3600) - hệ số chuyển đổi từ t/ngày đêm ra đơn vị kg/s;
- Đối với kho lạnh bảo quản khối lượng M chiếm cỡ 10 đến 15% dung tích kho lạnh: M = (10 đến 15%) E
- Đối với kho bảo quản rau quả. Vì hoa quả có thời vụ, nên đối với kho lạnh xử lý và bảo quản hoa quả, khối lượng hàng nhập vào trong một ngày đêm tính theo biểu thức:

M- lượng hàng nhập vào trong một ngày đêm, t/24h;
E- dung tích kho lạnh, Tấn;
B - hệ số quay vòng hàng, B = 810;
m - hệ số nhập hàng không đồng đều, m =22,5;
120 - số ngày nhập hàng trong một năm.
- Khi tính Q2 cho phụ tải thiết bị, lấy khối lượng hàng nhập trong một ngày đêm vào buồng bảo quản lạnh và buồng bảo quản đông bằng 8% dung tích buồng nếu dung tích buồng nhỏ hơn 200T và bằng 6% nếu dung tích buồng lớn hơn 200T [1].
Dòng nhiệt do bao bì toả ra
Khi tính toán dòng nhiệt do sản phẩm toả ra, cần phải lưu ý một điều là rất nhiều sản phẩm được bảo quản trong bao bì, do đó phải tính cả tải nhiệt do bao bì toả ra khi làm lạnh sản phẩm.
Dòng nhiệt toả ra từ bao bì:
Mb - khối lượng bao bì đưa vào cùng sản phẩm, t/ngày đêm; 
Cb - nhiệt dung riêng của bao bì, J/kg.K
1000/(24.3600)=0,0116 - hệ số chuyển đổi từ t/24h sang kg/s;
t1 và t2 - nhiệt độ trước và sau khi làm lạnh của bao bì, 0C;
Khối lượng bao bì chiếm tới 1030% khối lượng hàng đặc biệt bao bì thuỷ tinh chiếm tới 100%. Bao bì gỗ chiếm 20% khối lượng hoa quả (cứ 100 kg hoa quả cần 20kg bao bì gỗ).
Nhiệt dung riêng Cb của bao bì lấy như sau:
- Bao bì gỗ : 2500 J/kgK
- Bìa cactông :1460 J/kgK
- Kim loại : 450 J/kgK
- Thuỷ tinh : 835 J/kgK

Dòng nhiệt do thông gió buồng lạnh
Dòng nhiệt tổn thất do thông gió buồng lạnh chỉ tính toán cho các buồng lạnh đặc biệt bảo quản rau hoa quả và các sản phẩm hô hấp. Dòng nhiệt chủ yếu do không khí nóng ở bên ngoài đưa vào buồng lạnh thay thế cho dòng khí lạnh trong buồng để đảm bảo sự hô hấp của các sản phẩm bảo quản.
Dòng nhiệt Q3 được xác định qua biểu thức:
Q3 = Gk.(i1-i2), W (2-15)
Gk - lưu lượng không khí của quạt thông gió, kg/s;
i1 và i2 - entanpi của không khí ở ngoài và ở trong buồng, J/kg; xác định trên đồ thị I-d theo nhiệt độ và độ ẩm.
Lưu lượng quạt thông gió Gk có thể xác định theo biểu thức:

V - thể tích buồng bảo quản cần thông gió, m3;
a - bội số tuần hoàn hay số lần thay đổi không khí trong một ngày đêm, lần/24h;
ρk - khối lượng riêng của không khí ở nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí trong buồng bảo quản, kg/m3.
Trong các kho lạnh thương nghiệp và đời sống, các buồng bảo quản rau hoa quả và phế phẩm được thông gió.
Các buồng bảo quản hoa quả trang bị quạt thông gió hai chiều đảm bảo bội số tuần hoàn bốn lần thể tích buồng trong 24h.
Các buồng bảo quản phế phẩm dùng quạt thổi ra đảm bảo bội số tuần hoàn 10 lần thể tích buồng trong 1 giờ.
Dòng nhiệt Q3 tính cho tải nhiệt của máy nén cũng như của thiết bị.
Các dòng nhiệt do vận hành
Các dòng nhiệt do vận hành Q4gồm các dòng nhiệt do đèn chiếu sáng Q41, do người làm việc trong các buồng Q42, do các động cơ điện Q43, do mở cửa Q44 và dòng nhiệt do xả băng Q45.
Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44 + Q45 (2-17)
Dòng nhiệt do chiếu sáng buồng Q41

F - diện tích của buồng, m2;
A- nhiệt lượng toả ra khi chiếu sáng 1m2 diện tích buồng hay diện tích nền, W/m2, Đối với buồng bảo quản A = 1,2 W/m2;
Đối với buồng chế biến a = 4,5 W/m2.
Dòng nhiệt do người toả ra Q42
Buồng phụ thuộc vào công nghệ gia công, chế biến, vận chuyển, bốc xếp. Thực tế số lượng người làm việc trong buồng rất khó xác định và thường không ổn định. Nếu không có số liệu cụ thể có thể lấy các số liệu định hướng sau đây theo diện tích buồng.
Nếu buồng nhỏ hơn 200m2 : n = 2 3 người
Nếu buồng lớn hơn 200m2 : n = 3  4 người
Dòng nhiệt do các động cơ điện Q43
Dòng nhiệt do các động cơ điện làm việc trong buồng lạnh (động cơ quạt dàn lạnh, động cơ quạt thông gió, động cơ các máy móc gia công chế biến, xe nâng vận chuyển...) có thể xác định theo biểu thức:
Q43 = 1000.N ; W (2-20)
N - Công suất động cơ điện (công suất đầu vào), kW.
1000 - hệ số chuyển đổi từ kW ra W.
Tổng công suất của động cơ điện lắp đặt trong buồng lạnh lấy theo thực tế thiết kế. Có thể tham khảo công suất quạt của các dàn lạnh Friga-Bohn nêu trong bảng 2-28. Tổng công suất quạt phụ thuộc năng suất buồng, loại dàn lạnh, hãng thiết bị vv..
Nếu không có các số liệu trên có thể lấy giá trị định hướng sau đây:
Buồng bảo quản lạnh : N = 1  4 kW.
Buồng gia lạnh : N = 38 kW.
Buồng kết đông : N = 816 kW.
Buồng có diện tích nhỏ lấy giá trị nhỏ và buồng có diện tích lớn lấy giá trị lớn.
Khi bố trí động cơ ngoài buồng lạnh (quạt thông gió, quạt dàn lạnh đặt ở ngoài có ống gió vv...) tính theo biểu thức:

Dòng nhiệt khi mở cửa Q44
Dòng nhiệt riêng khi mở cửa phụ thuộc vào diện tích buồng và chiều cao buồng 6 m lấy theo bảng tiêu chuẩn.
Dòng nhiệt B ở bảng trên cho buồng có chiều cao 6m. Nếu chiều cao buồng khác đi, B cũng phải lấy khác đi cho phù hợp. Đối với kho lạnh nhỏ thường độ cao chỉ 3m, nên cần hiệu chỉnh lại cho phù hợp.
Dòng nhiệt do mở cửa buồng không chỉ phụ thuộc vào tính chất của buồng và diện tích buồng mà còn phụ thuộc vào vận hành thực tế của con người. Nhiều kho mở cửa xuất hàng thường xuyên khi đó tổn thất khá lớn.
Dòng nhiệt do xả băng Q45
Sau khi xả băng nhiệt độ của kho lạnh tăng lên đáng kể, đặc biệt trường hợp xả băng bằng nước, điều đó chứng tỏ có một phần nhiệt lượng dùng xả băng đã trao đổi với không khí và các thiết bị trong phòng. Nhiệt dùng xả băng đại bộ phận làm tan băng trên dàn lạnh và được đưa ra ngoài cùng với nước đá tan, một phần truyền cho không khí và các thiết bị trong kho lạnh, gây nên tổn thất.
Để xác định tổn thất do xả băng có thể tính theo tỷ lệ phần trăm tổng dòng nhiệt xả băng mang vào hoặc có thể xác định theo mức độ tăng nhiệt độ không khí trong phòng sau khi xả băng. Mức độ tăng nhiệt độ của phòng phụ thuộc nhiều vào dung tích kho lạnh. Thông thường, nhiệt độ không khí sau xả băng tăng 4đến 7oC. Dung tích kho càng lớn thì độ tăng nhiệt độ nhỏ và ngược lại.
Xác định theo tỷ lệ nhiệt xả băng mang vào
Tổn thất nhiệt do xả băng được tính theo biểu thức sau :

Trong đó :
a- Là tỷ lệ nhiệt truyền cho không khí,
QXB - Tổng lượng nhiệt xả băng, J
24x3600 - Thời gian một ngày đêm, giây
Tổng lượng nhiệt do xả băng QXB phụ thuộc hình thức xả băng
* Xả băng bằng điện trở

n – Số lần xả băng trong một ngày đêm.
Số lần xả băng trong ngày đêm phụ thuộc tốc độ đóng băng dàn lạnh, tức là phụ thuộc tình trạng xuất nhập hàng, loại hàng và khối lượng hàng. Nói chung trong một ngày đêm số lần xả băng từ 2đến 4 lần.
t1 - Thời gian của mỗi lần xả băng, giây
Thời gian xả băng mỗi lần khoảng 30 phút.
N - Công suất điện trở xả băng, W
* Xả băng bằng nước

Gn - Lưu lượng nước xả băng, kg/s
Cp - Nhiệt dung riêng của nước, Cp = 4186 J/kg.K
delta tn - Độ chênh nhiệt độ nước vào xả băng và sau khi tan băng
* Xả băng bằng gas nóng
QXB = n.Qk.τ1 (2-26)
Qk - Công suất nhiệt xả băng, kW
Xác định theo độ tăng nhiệt độ phòng
Trong trường hợp biết độ tăng nhiệt độ phòng, có thể xác định tổn thất nhiệt do xả băng như sau:

n – Số lần xả băg trong một ngày đêm;
ρKK – Khối lượng riêng của không khí, ρKK ≈ 1,2 kg/m3
V- Dung tích kho lạnh, m3
CpKK – Nhiệt dung riêng của không khí, J/kg.K
delta t - Độ tăng nhiệt độ không khí trong kho lạnh sau xả băng, oC
delta t lấy theo kinh nghiệm thực tế
Tổng nhiệt vận hành
Dòng nhiệt vận hành Q4 là tổng các dòng nhiệt vận hành thành phần:
Q4 = Q41 + Q42 + Q43 + Q44 + Q45 (2-28)
Đối với các kho lạnh thương nghiệp và đời sống, dòng nhiệt vận hành Q4 có thể lấy như sau:
- Đối với các buồng bảo quản thịt, gia cầm, đồ ăn chín, mỡ, sữa, rau quả, cá, đồ uống, phế phẩm thực phẩm lấy 11,6 W/m2.
- Đối với các buồng bảo quản thức ăn chế biến sẵn, đồ ăn, bánh kẹo là 29 W/m2.
Trong một số trường hợp, đối với các kho lạnh thương nghiệp và đời sống người ta tính gần đúng dòng nhiệt vận hành bằng 1040% dòng nhiệt qua kết cấu bao che Q1 và dòng nhiệt do thông gió Q3
Q4 = (0,1 đến 0,4)(Q1 + Q3) (2-29)
Dòng nhiệt do hoa quả hô hấp
Dòng nhiệt Q5 chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản hoa rau quả hô hấp đang trong quá trình sống và được xác định theo công thức:
Q5 = E.(0,1qn + 0,9qbq), W (2-30)
E - dung tích kho lạnh, Tấn;
qn và qbq - dòng nhiệt do sản phẩm toả ra ở nhiệt độ khi nhập vào kho lạnh và ở nhiệt độ bảo quản trong kho lạnh, W/t; qn và qbq
Xác định phụ tải thiết bị, máy nén và tổng hợp các kết quả
Phụ tải nhiệt thiết bị
Tải nhiệt cho thiết bị là tải nhiệt dùng để tính toán diện tích bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết của thiết bị bay hơi. Công suất giải nhiệt yêu cầu của thiết bị bao giờ cũng phải lớn công suất máy nén, phải có hệ số dự trữ nhằm tránh những biến động có thể xãy ra trong quá vận hành.
Vì thế, tải nhiệt cho thiết bị được lấy bằng tổng của tất cả các tổn thất nhiệt:
QoTB = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5,W (2-31)
Tất nhiên, Q3 và Q5 chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản rau quả hoặc đối với các buồng bảo quản rau quả trong kho lạnh phân phối.
Tải nhiệt thiết bị bay hơi cũng là cơ sở để xác định tải nhiệt các thiết bị khác
- Thiết bị ngưng tụ:
- Thiết bị hồi nhiệt
Phụ tải nhiệt máy nén
Do các tổn thất nhiệt trong kho lạnh không đồng thời xảy ra nên công suất nhiệt yêu cầu thực tế sẽ nhỏ hơn tổng của các tổn thất nhiệt. Để tránh lựa chọn máy nén có công suất lạnh quá lớn, tải nhiệt của máy nén cũng được tính toán từ tất cả các tải nhiệt thành phần nhưng tuỳ theo từng loại kho lạnh có thể chỉ lấy một phần tổng của tải nhiệt đó. 

Năng suất lạnh của máy nén đối với mỗi nhóm buồng có nhiệt độ sôi giống nhau xác định theo biểu thức:

k - Hệ số lạnh tính đến tổn thất trên đường ống và thiết bị của hệ thống lạnh.
b- Hệ số thời gian làm việc.
ΣQMN - Tổng nhiệt tải của máy nén đối với một nhiệt độ bay hơi (lấy từ bảng tổng hợp).
Hệ số k tính đến tổn thất lạnh trên đường ống và trong thiết bị của hệ thống lạnh làm lạnh trực tiếp phụ thuộc vào nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh trong dàn làm lạnh không khí:

Đối với hệ thống lạnh gián tiếp (qua nước muối) lấy k = 1,12.
Hệ số thời gian làm việc ngày đêm của kho lạnh lớn (dự tính là làm việc 22h trong ngày đêm) b = 0,9.
Hệ số thời gian làm việc của các thiết bị lạnh nhỏ không lớn hơn 0,7.
Đối với các kho lạnh nhỏ thương nghiệp và đời sống, nhiệt tải thành phần của máy nén lấy bằng 100% tổng các dòng nhiệt thành phần tính toán được.
Các kết quả tính toán kho lạnh rất nhiều và dễ nhầm lẫn, vì thế cần lập bảng để tổng hợp các kết quả.
Các kết quả tổng hợp nên phân thành 2 bảng: bảng tổng hợp các phụ tải nhiệt cho thiết bị và cho máy nén. Mặt khác các kết quả cũng cần tách riêng cho từ buồng khác nhau để có cơ sở chọn thiết bị và máy nén cho từng buồng.
Trên đây là cách tính phụ tải nhiệt của kho lạnh công nghiệp.  Mọi nhu cầu về tư vấn thiết kế, cung cấp kho lạnh, thiết kế kho lạnh, lắp đặt kho lạnh của khách hàng hãy liên hệ với công ty TNHH Kỹ thuật IMS Việt Nam để được tư vấn tốt nhất.
CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT IMS VIỆT NAM
Địa chỉ: số nhà A41, khu A1, Khu ĐTM Đại Kim, Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: 04 38 39 89 78 - Hotline: 0978 161 116
Email: imsvietnam2010@gmail.com
Website: imsvietnam.ac.vn
*** Xem thêm bài viết liên quan
Tấm cách nhiệt kho lạnh, ưu điểm và nhược điểm
Hướng dẫn cách lắp đặt kho lạnh giá rẻ
Chuyên lắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻ tại Hà Nội

Tags: cách tính phụ tải kho nhiệt, cach tinh phu tai cua kho nhiet, lắp đặt kho lạnh, lắp đặt kho lạnh công nghiệplắp đặt kho lạnh công nghiệp giá rẻlap dat kho lanh, lap dat kho lanh cong nghiep gia relắp đặt kho đông lạnh